Việc đeo tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ khiến các tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, gây suy giảm khả năng nghe, thậm chí bị điếc.

Đeo tai nghe là cách tốt nhất để thưởng thức những bài nhạc yêu thích mà không làm phiền đến những người xung quanh. Tuy nhiên, việc điều chỉnh âm lượng lớn bao nhiêu thì tùy thích có thể dẫn đến tổn thương trầm trọng cho bộ phận thính giác.

tac-hai-khon-luong-cua-viec-deo-tai-nghe-qua-nhieu

Nghe nhạc bằng tai nghe trong nhiều giờ, nhiều ngày có thể làm biến đổi sự vận hành chức năng của các tế bào thính giác. Một nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới cho thấy, có đến 7% dân số thế giới bị điếc, và tỷ lệ ấy cũng đúng ở Việt Nam. Theo bác sĩ Đỗ Hồng Giang, Phó khoa thính học, bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM, nếu trước đây chứng lão thính xuất hiện ở những người già trong độ tuổi 60, thì nay lão thính đang trẻ hoá từ độ tuổi 30 – 40, trong đó có nguyên nhân nghe nhạc bằng tai nghe.

Ốc tai không chịu được tiếng ồn lâu. Nhiều bạn trẻ nghe nhạc bằng tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày liền nên tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi. Hậu quả là dù kết quả đo thính lực đồ cho thấy thính lực chưa thay đổi nhiều nhưng khi nghe người khác nói, bệnh nhân nghe mà không hiểu, không phân tích được, khả năng nhận biết lời nói kém.

Hiện hầu hết các máy nghe nhạc đeo tai đều có công suất cực đại đến 120db, gây ra nhiều áp lực âm thanh trực tiếp đến tế bào thần kinh. Một sự vang âm quá mạnh trong ốc tai sẽ gây ra trạng thái kích thích, hậu quả là làm mệt thính giác. Sau đó, trầm trọng hơn là sự mất thính giác đối với những tần số cao.

2_TQYZ

Hiện nay, nhiều người dùng quen dùng tai nghe để nghe nhạc ít nhất một đến hai tiếng mỗi ngày, với cường độ lớn đến mức thậm chí người đối diện cũng nghe được! Nhiều bạn trẻ còn có thói quen nghe nhạc rồi ngủ quên luôn. Khi ngủ, não bộ cần nghỉ ngơi thì lại phải chịu đựng sự tra tấn của âm thanh. Hành vi có hại này làm biến đổi sự vận hành chức năng của các tế bào thính giác.

Nguy hiểm là bệnh nhân không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải vài năm mới nhận ra. Bởi tiếng ồn chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận âm thanh tần số cao, sau đó mới ảnh hưởng đến tần số thấp hơn là tiếng nói.

Những cảnh báo trên giúp bạn biết được những tác hại khôn lường của việc đeo tai nghe thường xuyên trong nhiều giờ, nhiều ngày đối với sức khỏe, đặc biệt là thính giác. Cách tốt nhất để bảo vệ đôi tai là giữ cho âm lượng ở mức hợp lý, hạn chế nghe trong nhiều giờ, nhiều ngày và đặc biệt là chi tiền hợp lý vào một đôi tai nghe phù hợp.

Khi thấy có biểu hiện nhức đầu, hoa mắt,chóng mặt, ù tai,… các bạn nên đi thăm khám ngay vì đó có thể là những biểu hiện chấn thương âm thanh cấp tính, đe dọa chức năng thính giác, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Similar Posts